Tại Đan Mạch, 75% dân số là Cơ Đốc Nhân, là thành viên của Hội Thánh Tin Lành Lutheran (Evangelical Lutheran Church).

Cơ Đốc Giáo (Ki-tô Giáo) là yếu tố đã định hình văn hoá của Đan Mạch cho tới ngày hôm nay, và những miền quê Đan Mạch có rất nhiều các nhà thờ rất cổ kính. Phần lớn các thành phố tại Đan Mạch có các nhà thờ, bao gồm các Chi Hội địa phương, trực thuộc Hội Thánh Tin Lành Lutheran của nhà nước, cũng như các giáo đoàn Công Giáo Roma và Phong Trào Ngũ Tuần.

Nhà thờ tại Đan Mạch luôn là nơi để tổ chức các sự kiện quan trọng của người Đan Mạch – như Thánh Lễ Báp-Têm, lễ cưới, và đám tang. Nhiều người Đan Mạch cũng chi trả “thuế nhà thờ” cho nhà nước, để có thể được tổ chức các sự kiện của cuộc đời họ tại nhà thờ do nhà nước quản lý, nhằm hỗ trợ chính phủ bảo tồn các nhà thờ này (có những nhà thờ đã được xây dựng từ những năm 1100-1200).

Tại nhiều nơi, các nhà thờ cũng là các trung tâm cộng đồng. Nhiều điểm nhóm có các phụ huynh gặp gỡ thông công cùng con trẻ để hát Thánh Ca tôn vinh Chúa, các nhóm thanh niên chuẩn bị cho các kế hoạch, sự kiện của nhà thờ, cũng như các tráng niên tới dùng cà-phê và dùng bánh.

Có hơn 55% các mục sư trong các nhà thờ nhà nước là phụ nữ.

Bạn có biết…

Bất kỳ ai cũng có thể dự lễ, thờ phượng Chúa tại các nhà thờ tại Đan Mạch. nhưng để tổ chức một sự kiện tại đây, như là lễ cưới hoặc đám tang, bạn phải là thành viên của hội thánh/nhà thờ, và tình nguyện trả thuế nhà thờ cho nhà nước.

Lịch sử của Đan Mạch và Cơ Đốc Giáo (Ki-tô Giáo)

Cơ Đốc Giáo (Christianity) đến với Đan Mạch từ hơn 1000 năm trước, nhờ tới ơn phước Chúa ban cho ông Harold Bluetooth – Vua Đan Mạch và Na Uy thời đó. Tên của ông – ‘Bluetooth’ – cũng được sử dụng làm tên một chức năng điện tử trên điện thoại của bạn ngày nay! 🙂

Vua Harald cũng mô tả thành tựu của ông trên một bia đá cao 2 mét mang tên ‘The Jelling Stone’ – khi bạn tới thành phố Jelling tại Đan Mạch. Trên bia đá này có viết:

“Vua Harald đã ra lệnh xây dựng các tượng đài này để tưởng nhớ tới Gorm, cha ông, và Thyra, mẹ ông; rằng Harald người đã giành được đất Đan Mạch và Na Uy và biến đổi người Đan Mạch trở thành những Cơ Đốc Nhân”.

Vào năm 1536, nhà thờ Đan Mạch trở thành nhà thờ thuộc giáo phái Lutheran, và được nhà nước vận hành, tài trợ ngân sách.

Ngày nay, chính phủ Đan Mạch thường bổ nhiệm một “bộ trưởng phụ trách các nhà thờ/Hội Thánh”, là người phụ trách bao quát các trụ sở nhà thờ, và giữ cho các quy định của nhà thờ được cập nhật. Hôn nhân đồng giới đã được cho phép tại các nhà thờ Đan Mạch kể từ năm 2012.

Theo Phó Giáo sư Brian Arly Jacobsen của trường Đại học Copenhagen – một chuyên gia về Xã hội học tôn giáo, Cơ Đốc Nhân tại Đan Mạch thường cho rằng tôn giáo định hình nên quốc gia Đan Mạch ngày hôm nay, hơn là đơn thuần chỉ là một tôn giáo.

Hồi Giáo và các tôn giáo khác tại Đan Mạch

Hiến pháp Đan Mạch đảm bảo quyền tự do tôn giáo, và các tôn giáo khác (ngoài Cơ Đốc Giáo) cũng được đảm bảo các quyền lợi về thuế, giống như nhà thờ của chính phủ.

Hồi Giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại Đan Mạch, sau Cơ Đốc Giáo. Có khoảng 270,000 người Hồi Giáo sống tại Đan Mạch, phần lớn tại các khu vực đô thị. Có 2 Thánh đường Hồi Giáo lớn tại Copenhagen, và hơn 100 Thánh đường Hồi Giáo trên khắp Đan Mạch.

Trong hơn 400 năm, người Do Thái đã sinh hoạt tôn giáo tại Đan Mạch. Hội Đường Lớn của Copenhagen (The Great Synagogue of Copenhagen) được thành lập năm 1833, và việc thờ phượng được duy trì tới ngày nay.

Trong suốt thời gian Đan Mạch bị quân đội Đức chiếm đóng (1940-45), Vua Christian X đã chuộc mua rất nhiều người Do Thái, để họ được giải thoát và trung lập Thuỵ Điển.

Nordics Education