Cây thường xanh là biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu. Nhà cải cách Tin lành Martin Luther tin rằng cây thông tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu được ban tặng bởi Đấng Christ, và đã mang về nhà mình một cái cây vào đêm Giáng sinh được thắp sáng bằng nến (Ê-sai 60:13).

Nến là hình ảnh nói lên rằng Đấng Christ là Ánh sáng của thế giới (Giăng 8).

Holly là loài cây lá có gai nhọn biểu trưng cho những chiếc gai trên vương miện của Ngài (Ma-thi-ơ 27:29).

Ý nghĩa thực sự của các biểu tượng Giáng Sinh mà bạn chưa biết
Holly

Màu đỏ là màu của lễ Giáng sinh nói về máu và cái chết của Đấng Christ.

Quà Giáng sinh gợi nhớ về những món quà của các đạo sĩ dành cho Đấng Christ khi Ngài chào đời (Ma-thi-ơ 2).

Những biểu tượng gắn liền với Giáng sinh khác

Khúc cây Giáng sinh là một biểu tượng gắn liền với truyền thống mà tất cả những người đàn ông trong gia đình sẽ mang một khúc gỗ lớn đủ để đốt trong 12 ngày vào nhà. Họ đã hòa mình vào vị trí của Đấng Christ và Thập tự giá của Ngài. Ngọn lửa được thắp lên bằng một mảnh gỗ sót lại từ khúc cây cũ những năm trước [giống như sự tồn tại vĩnh cửu của Đấng Christ trước khi Ngài ra đời]. Đó là biểu trưng cho sự ấm áp, đoàn kết, niềm vui và sự sống vĩnh hằng.

Ý nghĩa thực sự của các biểu tượng Giáng Sinh mà bạn chưa biết
Bánh Khúc cây Giáng sinh

Cây tầm gửi là một biểu tượng cổ xưa từ thời La Mã. Dưới cây tầm gửi, những thù hận cũ và tình bạn tan vỡ đã được hàn gắn. Vì vậy, Đấng Christ là Đấng đã dẹp bỏ sự thù hằn và ban cho chúng ta sự bình an với Đức Chúa Trời (Rô-ma 5:1; Rô-ma 8:1).

Chuông được cho là sẽ reo lên những tin tốt lành. Đấng Christ là một tin tốt lành, một tin tuyệt vời nhất.

Những biểu tượng Giáng sinh thời hiện đại

Năm 1822, Clement Moore đã viết một bài thơ cho trẻ em và đã được lưu truyền cho đến ngày nay. Nó có tựa đề, “Twas the Night before Christmas…”!

Santa Claus là một từ tiếng Hà Lan hay còn gọi là Sinter Claus, Saint Nicholas, trong tiếng Anh.

Ý nghĩa thực sự của các biểu tượng Giáng Sinh mà bạn chưa biết
Santa Claus

Thánh Nicholas được cho là Giám mục ban đầu của một nhà thờ ở Tiểu Á [ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ]. Ông biết được trong hội thánh của mình có một gia đình phải bán con cái của họ làm nô lệ, vì vậy một đêm ông đến và để lại trước nhà họ một ít vàng đựng trong 1 chiếc tất.

Thiệp Giáng sinh ra đời vào năm 1844. Một nghệ sĩ người Anh tên là William Dobson đã vẽ một số bức tranh ở Anh để sử dụng vào mùa này. Những bức tranh được người địa phương sử dụng và nhanh chóng lan sang Mỹ. Vào năm 1846, Cole và Horsley đã nhìn thấy tiềm năng thương mại của trào lưu này và bắt đầu sản xuất ngành công nghiệp hiện có giá trị hơn $1,000,000,000.00, với hơn ​​4 tỷ tấm thiệp được gửi mỗi năm chỉ riêng ở Mỹ.

Nguồn gốc của cây Giáng sinh

Ý nghĩa thực sự của các biểu tượng Giáng Sinh mà bạn chưa biết
Cây thông Giáng sinh

Trong số nhiều câu chuyện giải thích nguồn gốc của cây Giáng sinh, có 3 câu chuyện ba phổ biến nhất đến từ Đức. Vì vậy có nhiều khả năng Đức là nơi khai sinh của cây thông Noel. Những câu chuyện kéo dài từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 16. Cả ba đều có một số yếu tố của thực tế lịch sử, và chúng thậm chí có thể có một vài chi tiết liên kết với nhau.

1. Câu chuyện đầu tiên là về thánh Boniface. Vào thế kỷ thứ 8, ông là một nhà truyền giáo cho một số bộ lạc xa xôi nhất của Đức. Ông ta có lẽ được biết đến nhiều nhất với câu chuyện được gọi là “Đốn hạ cây sồi của Thor”. Người ta kể rằng khi vào một thị trấn ở phía bắc Hesse (Hessia), Boniface biết được người dân thờ thần Thor, người mà họ tin rằng đang cư trú trên một cây sồi lớn. Boniface xác định rằng nếu muốn có những người nghe giảng đạo, ông ta sẽ phải đối đầu với thần Thor. Ông ta tuyên bố trước mọi người rằng mình sẽ đốn cây sồi và công khai thách thức thần Thor tấn công mình. Thật kỳ diệu, khi Boniface bắt đầu chặt cây sồi, một cơn gió mạnh thổi qua và quật cái cây xuống đất. Truyền thuyết kể rằng một cây linh sam mọc ở rễ cây sồi, và Boniface tuyên bố cây này là biểu tượng của Đấng Christ. Không cần phải nói, mọi người đã dễ dàng chấp nhận thông điệp của Boniface, và cái cây cuối cùng gắn liền với sự ra đời của Đấng Christ và kỷ niệm ngày mà Thiên Chúa quyền năng (người có thể ném một cây sồi khổng lồ xuống đất) đã đến với thế giới này dưới hình hài của một đứa trẻ – Chúa Giê-xu.

2. Một nguồn gốc khác của cây thông Noel (và có lẽ là nhiều khả năng nhất) đến từ các vở kịch tôn giáo thời Trung cổ ở Đức. Trong số những vở kịch này được yêu thích nhất là vở kịch “Thiên đường”. Vở kịch bắt đầu với việc tạo ra con người, hành động tội lỗi đầu tiên, và cho thấy Adam và Eve bị trục xuất khỏi Paradise (Vườn Địa đàng). Nó khép lại với lời hứa về một Đấng Cứu Thế sẽ đến, khiến vở kịch trở thành một vở kịch được yêu thích đặc biệt trong mùa Giáng sinh. Trong vở kịch, Vườn Địa Đàng thường được thể hiện bằng một cây linh sam được treo đầy táo và xung quanh là những ngọn nến.

3. Câu chuyện thứ ba về nguồn gốc của cây Giáng sinh được cho là từ Martin Luther, một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng của cuộc Cải Cách Tin Lành (Kháng Cách). Một số người nói rằng vào đêm Giáng sinh, Luther đang đi dạo trong khu rừng gần nhà. Ông bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của tuyết trên những nhánh cây tỏa sáng lấp lánh dưới ánh trăng. Để dựng lại khung cảnh tráng lệ này, ông đã chặt cây, đặt trong nhà và trang trí bằng nến.

6 cách mừng lễ Giáng sinh với trọng tâm là Chúa Giê-xu

Ý nghĩa thực sự của các biểu tượng Giáng Sinh mà bạn chưa biết
  • Tặng một món quà cho Chúa Giê-xu.
  • Giống như Ngài, hãy cho đi mà không cần nhận lại
  • Dừng lại để cảm nhận bóng tối bên ngoài vào ban đêm, và sau đó cảm ơn Chúa đã gửi ánh sáng đến.
  • Đọc Kinh Thánh cho gia đình
  • Thực hiện một số nghi thức có liên quan đến Ngài.
  • Hãy tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời này trong năm, đừng vội vàng mà bỏ lỡ nó.

3 bài hát kể câu chuyện Giáng sinh có thật

“The First Noel”

Từ “Noel” bắt nguồn từ động từ Latinh “nasci”, nghĩa là “được sinh ra”, và cuối cùng chuyển sang tiếng Pháp có liên quan đến ngày lễ Giáng sinh. “Noel” được định nghĩa là “a Christmas carol” (theo từ điển Merriam Webster). Từ “Noel” đồng nghĩa với Giáng sinh.

Rất có thể giai điệu của bài hát này đã ra đời từ những năm 1200. Davies Gilbert đã thêm lời bài hát vào những năm 1800 và nó được xuất bản vào năm 1823. Bài hát kể lại câu chuyện từ Kinh Thánh – sách Lu-ca 2 về các thiên thần nói với những người chăn cừu trên cánh đồng về Đấng Cứu Thế được sinh ra và những nhà thông thái đi theo ngôi sao đó để mang cho Ngài những món quà.

Ý nghĩa thực sự của các biểu tượng Giáng Sinh mà bạn chưa biết
Ngôi sao Bethlehem

Bài hát đưa chúng ta quay về thời kỳ cổ đại, khi Đấng Cứu Thế đã được sinh ra. Từ được sử dụng để mô tả ngày sinh của Ngài đã trở thành một bài hát trong dịp lễ kỷ niệm này. Hôm nay, chúng ta có thể chia sẻ niềm vui đó bằng cách hát cùng nhau bài hát “The First Noel”, như các thiên thần từng hát để mừng sự chào đời của Ngài.

“O Come, O Come, Emmanuel”

Trong lịch sử, bài hát “O Come, O Come, Emmanuel” thể hiện nỗi đau buồn của một dân tộc đang chờ đợi Đấng Cứu Thế của họ. Với những câu từ liên hệ đến “cội rễ Giessê” và “chìa khóa của David”, bài hát bao hàm những lời tiên tri trong Cựu ước về Đấng Christ, đưa Tân ước vào một tương lai tươi sáng hơn.

Câu đầu tiên của bài hát nói về sự xuất hiện của con trai của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta hát bài hát mừng Giáng sinh cổ điển này, chúng ta đang ca ngợi Chúa qua những khổ thơ trong Kinh thánh mà phải mất hơn 800 năm mới được ứng nghiệm. Ê-sai nói về sự ra đời của Đấng Mê-si vào khoảng năm 740-680 trước Công nguyên: “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên.” (Ê-sai 7:14). Nhiều thế kỷ sau, Ma-thi-ơ ghi lại những lời này: “Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.” (Ma-thi-ơ 1:23).

“Joy to the World”

Isaac Watts đã viết lời bài hát cho “Joy to the World”, nhưng chính lời bài hát được lấy ý tưởng từ trong Kinh Thánh. Thi thiên 98, Thi thiên 96:11-12 và Sáng thế ký 3: 17-18 đều bao hàm những điều tuyệt đẹp, mô tả cách mà một lễ Giáng sinh thật sự diễn ra. Kể từ năm 1719, chúng ta đã có một giai điệu để dệt nên những lời hứa trong Kinh Thánh. Chúng vượt thời gian và không có ranh giới.

“Nguyện các từng trời vui vẻ và đất mừng rỡ, Nguyện biển và mọi vật ở trong biển nổi tiếng ầm ầm lên. Nguyện đồng ruộng và mọi vật ở trong đó đều hớn hở; Bấy giờ những cây cối trong rừng đều sẽ hát mừng rỡ ”(Thi Thiên 96:11-12).

“Joy to the World” lặp lại những lời hứa của Đức Chúa Trời; những điều mà chúng ta cần nói với chính mình trong suốt mùa Giáng sinh. Định nghĩa của từ, “joy” là “nguồn gốc hoặc căn nguyên của niềm vui” (theo từ điển Merriam Webster). “He rules the world with truth and grace,” Ngài là Đấng công bình, Ngài đã đến, ngự bên hữu Đức Chúa Trời quyền thế.

Những đoạn Kinh Thánh cho dịp Giáng sinh

Ý nghĩa thực sự của các biểu tượng Giáng Sinh mà bạn chưa biết

“Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên.” (Ê-sai 7:14).

“Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” (Giăng 1:14).

“Vả, sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus.” (Ma-thi-ơ 1:18-25).

“Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy! Chúa đã giáng một lời trong Gia-cốp, và lời ấy đổ xuống trên Y-sơ-ra-ên.” (Ê-sai 9:6-7).

“Vậy nên Ngài sẽ phó chúng nó cho đến lúc người đàn bà phải sanh đẻ đã sanh đẻ, và kẻ sót lại của anh em Ngài sẽ trở về với con cái Y-sơ-ra-ên.” (Mi-chê 5:2).

Nordics Education

 

Tags: Christmas